Thứ sáu, 10/05/2024 03:39 (GMT+7)
Thứ hai, 04/10/2021 07:45 (GMT+7)

Phải làm gì để bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng Việt Nam?

Theo dõi KTMT trên

Rừng giữ vai trò quan trọng đối với con người, nhưng đang bị suy giảm ngày càng nghiêm trọng. Vậy phải làm gì để bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ở Việt Nam?

Rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề mặt Trái Đất, cung cấp nguồn tài nguyên gỗ, củi. Đồng thời, điều hòa nước và khí hậu, tạo ra oxy.

Các nghiên cứu cho thấy, một hecta rừng hàng năm tạo nên sinh khối khoảng 300 - 500 kg, 16 tấn oxy (rừng thông 30 tấn, rừng trồng 3 - 10 tấn). Mỗi người một năm cần 4.000 kg O2 tương ứng với lượng oxy do 1.000 - 3.000 m2 cây xanh tạo ra trong năm. Nhiệt độ không khí rừng thường thấp hơn nhiệt độ đất trống khoảng 3 - 5 độ C.

Không những thế, rừng còn bảo vệ và ngăn chặn gió bão. Hệ số dòng chảy mặt trên đất có độ che phủ 35% lớn hơn đất có độ che phủ 75% hai lần. Lượng đất xói mòn của rừng bằng 10% lượng đất xói mòn từ vùng đất không có rừng. Rừng là nguồn gen vô tận của con người, là nơi cư trú của các loài động thực vật quý hiếm.

Vì vậy, tỉ lệ đất có rừng che phủ của mỗi quốc gia là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường quan trọng. Diện tích đất có rừng của một quốc gia tối ưu phải đạt 45% tổng diện tích.

Phải làm gì để bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng Việt Nam? - Ảnh 1
Rừng là nguồn gen vô tận của con người, là nơi cư trú của các loài động thực vật quý hiếm. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, tài nguyên rừng trên Trái Đất ngày càng bị thu hẹp về diện tích và trữ lượng.

Ðầu thế kỷ XX, diện tích rừng trên thế giới là 6 tỉ ha; Năm 1958 giảm xuống còn 4,4 tỉ ha; Năm 1973 là 3,8 tỉ ha; Năm 1995 chỉ còn 2,3 tỉ ha.

Theo đó, tốc độ mất rừng hàng năm trên thế giới là 20 triệu ha, trong đó rừng nhiệt đới chiếm phần lớn diện tích bị suy giảm, năm 1990 châu Phi và Mỹ La Tinh còn 75% diện tích rừng nhiệt đới, châu Á còn 40%.

Trong khi đó, rừng ôn đới không giảm về diện tích nhưng chất lượng và trữ lượng gỗ bị suy giảm đáng kể do ô nhiễm không khí. Theo tính toán, giá trị kinh tế rừng ở châu Âu giảm 30 tỉ USD/năm.

Tại Việt Nam, năm 1943 có 13,3 triệu ha rừng, chiếm 43,8% diện tích đất. Đến nay hiện chỉ còn 8,5 triệu ha chiếm 23,8%, trong đó 2,8 triệu ha rừng phòng hộ, 5,2 triệu ha rừng sản xuất, 0,7 triệu ha rừng đặc dụng.

Tốc độ mất rừng ở Việt Nam là 200.000 ha/năm, trong đó 60.000 ha do khai hoang, 50.000 ha do cháy và 90.000 ha do khai thác gỗ quá mức. Riêng khu vực Quảng Ninh, tốc độ mất rừng là 2,8% năm. Mặt khác, trữ lượng gỗ và chất lượng rừng đang bị suy giảm.

Vì vậy, để bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng Việt Nam, Nhà nước cần áp dụng các chính sách sau:

• Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc.

• Bảo vệ rừng phòng hộ, các vườn quốc gia và khu dự trữ thiên nhiên.

• Khai thác hợp lý rừng sản xuất, hạn chế khai hoang chuyển rừng thành đất nông nghiệp, hạn chế di dân tự do.

• Ðóng cửa rừng tự nhiên.

Lan Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Phải làm gì để bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng Việt Nam?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Sức mạnh kinh tế của chăm sóc điều dưỡng
Nhân ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5, thay mặt Hiệp hội Điều dưỡng Việt Nam (AVN), tôi xin gửi tới tất cả quí vị lãnh đạo và hội viên lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và lời chào trân trọng nhất.
Giá vé máy bay tăng cao, hàng không lãi đậm
Từ đầu năm 2024 đến nay, giá vé máy bay trung bình của hạng phổ thông trên một số đường bay đều tăng so với cùng kỳ năm 2023. Trong khi ở diễn biến khác, các hãng hàng không Việt Nam đề ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong 3 tháng đầu năm.